Bản mô tả chi tiết về tác dụng của sản phẩm EXTRA-FO - Cơ chế và tác dụng của tinh chất gạo lứt với bệnh tiêu hóa |
![]() |
Trang 8 trong tổng số 9
TINH CHẤT GẠO LỨT VÀ LỢI ÍCH SỨC KHỎE CỦA HỆ TIÊU HÓA CƠ CHẾ VÀ TÁC DỤNG Tinh chất gạo lứt chứa một lượng lớn chất xơ ăn được (25%), các hydrat cacbon không tiêu hóa được, kháng tinh bột không tiêu hóa được nhưng có thể lên men. Nó không tiêu hóa và hấp thụ ở ruột non, đi vào đại tràng, nó được các vi sinh vật có lợi của đường ruột phân giải tạo thành các acid béo mạch ngắn đặc biệt là butyrat là nguồn năng lượng cần thiết cho vi sinh vật có lợi phát triển. Từ đó ức chế vi sinh vật có hại của đường ruột (gây ỉa chảy, khó tiêu) làm cho quá trình tiêu hóa hoạt động tốt, giảm được các bệnh ở đường ruột. Đồng thời nó cũng tạo ra prebiotic là các thành phần các chất đã lên men cho phép những thay đổi đặc biệt về cả thành phần và hoạt lục của vi sinh vật trong đường ruột, tạo nên những lợi ích sức khỏe cho hệ tiêu hóa. Oligosaccharide và kháng tinh bột tạo ra điều này và prebiotic này có thể ảnh hưởng đến miễn dịch. Tất cả các vi chất dinh dưỡng như Folat, Vitamin B6, polyphenol antioxidants cùng với prebiotic và các modul miễn dịch làm việc đồng hoạt, làm giảm, nhiều hơn các oxy hóa stress và một số bệnh xâm nhập. Đó chính là tổng của các phần lợi ích sức khỏe của tinh chất gạo lứt. Ngoài ra các chất xơ không hòa tan có trong tinh chất gạo lứt làm cho phân xốp tăng khối lượng và hút nhiều nước (gấp 30 lần trọng lượng của nó) làm cho phân luôn ướt, không bị táo bón, tăng thời gian dịch chuyển phân nên ngăn chặn được các chất gây ung thư, ảnh hưởng tới mô ruột. Butyrat là năng lượng chuyển hóa chủ yếu nhất cho vi sinh vật có lợi và là cái cần thiết để duy trì lợi ích sức khỏe tốt nhất. Nó làm giảm viêm nhiễm, giảm oxy hóa stress (là điều kiện tốt để các bệnh tim mạch bắt đầu phát triển) và giảm bệnh tiêu chảy, tăng chức năng rào cản, tăng hấp thụ khoáng chất, tăng những hoạt động của enzim khử độc. Từ đó giảm được rủi ro ung thư ruột, ruột kết và một số bệnh ung thư đường tiêu hóa. Tài liệu tham khảo (7) (8) (10) (12) (15) (13) |