Hạt toàn phần - thực phẩm vì sức khỏe - Trang 3 |
![]() |
Trang 3 trong tổng số 4
Bệnh tim mạchÍt nhất 7 nghiên cứu lớn đám đông lớn đối tượng đã nhận thấy rằng tiêu thụ lượng hạt toàn phần lớn hơn có tác dụng quan trọng trong giảm rủi ro của bệnh tắc nghẽn tim mạch với những người tiêu thụ hạt toàn phần lớn nhất (3 serving/ngày 75-90g/ngày) đã có rủi ro của bệnh tim mạch thấp hơn 20-30% so với những người tiêu thụ hạt toàn phần với lượng rất ít. Ngay cả sau khi đã hiệu chỉnh, đánh giá rủi ro đối với các yếu tố rủi ro của bệnh tim mạch khác. Tiêu thụ thực phẩm hạt toàn phần trong những nghiên cứu này bao gồm sử dụng các thực phẩm như: bánh mỳ đen, thực phẩm hạt toàn phần buổi sáng, gạo lứt, lớp cùi, đại mạch và các hạt ngũ cốc khác. Một nghiên cứu mới đây đã theo dõi hơn 85.000 người trong 5 năm đã tìm ra rằng những người tiêu thụ 1 serving /ngày thức ăn sáng hạt ngũ cốc toàn phần đã có rủi ro tử vong vì bệnh tim mạch thấp hơn 20% so với những người hiếm khi sử dụng hoặc chưa bao giờ sử dụng hạt ngũ cốc toàn phần. Tiêu thụ hạt toàn phần đã có tác dụng giảm rủi ro đối với bệnh đột quỵ (gây ra bởi sự tắc nghẽn mạch máu cung cấp cho não). Một nghiên cứu theo dõi hơn 75.000 phụ nữ ở cơ sở chăm sóc sức khỏe trong 12 năm nhận thấy rằng những phụ nữ tiêu thụ khoảng 3 serving thực phẩm hạt ngũ cốc toàn phần /ngày đã có rủi ro với bệnh đột quỵ tim mạch thấp hơn trên 30% so với những phụ nữ không dùng hạt toàn phần. Việc tiêu thụ hạt toàn phần cao hơn đã có tác dụng hiệu quả bảo vệ tim mạch bởi những lí do sau: So sánh với hạt tinh chế, hạt toàn phần giầu hơn những chất dinh dưỡng có tác dụng giảm rủi ro về bệnh tim mạch bao gồmcác chất folats, magiensium, potatsium. Mặc dù chất xơ của lúa mỳ vẫn chưa tìm thấy tác dụng làm giảm lượng cholestrol trong máu nhưng rất nhiều những nghiên lâm sàng đã chứng minh rằng tăng lượng chất xơ tiêu thụ có kết quả làm giảm lượng cholesterol tổng và LDL cholesterol trong máu. Với những kết luận này cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ đã thông qua khẳng định về sức khỏe như sau: Những thức ăn có lượng mỡ bão hòa và cholesetrol thấp mà cung cấp lượng chất xơ 3g/ngày hay nhiều hơn như từ lớp cùi gạo, lớp cùi lõa mạch, bột lõa mạch toàn phần ( lớp cùi gạo cũng có tác dụng tương tự lớp cùi lõa mạch) làm giảm rủi ro của bệnh tim mạch. Bằng chứng hạn chế cho thấy rằng tăng lượng tiêu thụ đạimạch cũng có tác dụng làm giảm lượng cholestrol tổng và LDL cholestrol trong máu. Hạt toàn phần cũng là nguồn cung cấp chất phytosterols có tác dụng làm giảm lượng cholesterol trong máu do tác dụng hấp phụ cholesterol bên trong của đường ruột. Giá trị của chỉ số glycemic tương đối thấp của sản phẩm hạt toàn phần so với hạt inh chế có thể đóng một vai trò trong việc giảm rủi ro của các bệnh tim mạch.Thay thế hạt tinh chế bằng hạt toàn phần trong thức ăn làm giảm lượng gluco dung nạp của thức ăn. Những kết quả mới đây từ những nghiên cứu dịch tễ lớn đã nhận thấy rằng thức ăn có độ dung nạp glucose thấp có tác dụng làm giảm những rủi ro về các bệnh tim mạch so với thức ăn có độ dung nạp glucose cao. |