Điều hòa đường huyết:
6-7% dân số Việt Nam mắc bệnh tiểu đường. Đây là một căn bệnh mãn tính rất nguy hiểm cho sức khoẻ. Nó rất dễ gây ra biến chứng cho tim, gan, thận, gây mù mắt và gây ra hoại tử ở chi (tiểu đường còn được gọi là căn bệnh “giết người âm thầm”). Nguyên nhân gây bện h là do rối loạ n quá trình chuyển hoá glucid làm tăng tính kháng insulin dẫn đến bệnh tiểu đường. Gạo lứt cùng với yến mạch là các ngũ cốc toàn phần tốt nhất có tác dụng làm giảm rủi ro của bệnh tiểu đường. Nó có tốc độ tiêu hoá và hấp thụ glucose chậm hơn nhiều so với gạo trắng, có chỉ tiêu glycemic index thấp hơn nhiều so với gạo trắng nên giảm tính kháng insulin, làm giảm nhu cầu tiêu thụ insulin, làm cho tuyến tuỵ không phải hoạt động quá tải nên có thể giảm rủi ro của bệnh tiểu đường từ 20-30% so với ăn gạo sát trắng.
Những thí nghiệm về lâm sàng có kiểm soát chứng minh rằng ăn tinh chất của gạo lứt được xử lý, chiết tách từ lớp cùi và phôi của gạo lứt trong 8 tuần với liều lượng 20g/ngày có tác dụng làm hạ đường huyết từ 10-33%. Những nghiên cứu khác cũng nhận thấy tinh chất gạo lứt có tác dụng kiểm soát có lợi, điều khiển mức độ đường huyết ở những bệnh nhân tiểu đường. Các tổ hợp vitamin, gamma oryzanol, các hydarte carbon, các polysacride, các chất béo không bão hoà, đặc biệt omega 3, các chất xơ, tocopherol, tocotrienol và các antioxidant tất cả các chất này có trong tinh chất của gạo lứt đóng vai trò rất quan trọng, có lợi trong chuyển hoá glucose trong cơ thể.
Phòng ngừa bệnh tiểu đường:
Bốn nghiên cứu số lượng lớn đối tượng đã nhận thấy tiêu thụ hạt toàn phần cao hơn đã có tác dụng làm giảm quan trọng những rủi ro của việc phát triển bệnh tiểu đường type2 vượt thời gian. Trong những nghiên cứu được tiến hành ở Hoa Kỳ, những người tiêu thụ trung bình 3 serving thực phẩm hạt toàn phần/ngày (khoảng 75-90g/ngày) có rủi ro tiểu đường type2 thấp hơn 21-30% so với những người hiếm khi hoặc không bao giờ tiêu thụ thực phẩm hạt toàn phần.
Ở Phần Lan khoảng 1/4 dân số tiêu thụ sản phẩm hạt toàn phần, cao nhất có tỷ lệ rủi ro bệnh tiểu đường type2 thấp hơn 35% so với 1/4 tiêu thụ hạt toàn phần thấp nhất. Kháng Insulin là một điều kiện của việc giảm độ nhạy cảm của Insulin, điều này làm tăng rủi ro của việc phát triển bệnh tiểu đường type2. Trong những nghiên cứu quan sát, việc tiêu thụ hạt toàn phần cao hơn đã có tác dụng giảm tính kháng Insulin và tăng độ nhạy cảm của Insulin trong những người không mắc bệnh tiểu đường type2. Trong một số thí nghiệm lâm sàng có kiểm soát, so sánh hiệu quả của thức ăn giầu hạt toàn phần với thức ăn giầu hạt tinh chế ở những người trưởng thành quá cân hay béo phì. Một số đo đạc lâm sàng của tính kháng Insulin đã giảm tương đối sau 6 tuần ở nhóm ăn thức ăn hạt toàn phần so với nhóm thức ăn hạt tinh chế.
Trong nghiên cứu sức khoẻ của phụ nữ ở Iowa , tổng số ngũ cốc, hạt toàn phần, chất xơ của thức ăn và tiêu thụ chất xơ của ngũ cốc có mối quan hệ tỉ lệ nghịch với mức độ rủi ro của bệnh tiểu đường; phụ nữ ở nhóm tiêu thụ hạt toàn phần cao nhất có mức độ rủi ro đối với bệnh tiểu đường loại 2 thấp hơn 22% . Nghiên cứu sức khoẻ phụ nữ ở Harvard đã chứng minh rằng ăn hạt toàn phần khoảng 3serving/ngày có tác dụng giảm 27% rủi ro với bệnh tiểu đường loại 2. Một nghiên cứu đối với 11 người trưởng thành thừa cân, mức insulin cao, không mắc bệnh tiểu đường và ăn hạt toàn phần 6 tuần và ăn hạt tinh chế 6 tuần, đã cho kết quả rằng nồng độ insulin và PAI-1 đã hạ đáng kể sau 2 tuần ăn hạt toàn phần so với ăn hạt tinh chế. Từ đó có đề xuất rằng ăn những phần thức ăn lớn hơn, ít hạt tinh chế hơn và với lượng lớn hơn chất xơ hoà tan trong hạt toàn phần đã có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu và kết quả là làm giảm rủi ro của bệnh tiểu đường loại 2.
Quá trình tinh chế hạt làm cho các Carbohydrate ở nội nhũ tiêu hóa dễ dàng hơn ngay tức thì sau bữa ăn. Carbohydrate từ hạt tinh chế làm tăng nhanh hơn và cao hơn lượng glucose trong máu cũng như đòi hỏi lớn hơn về nhu cầu Insulin. Việc lượng đường huyết tăng cao và tăng bù đắp trong tiết Insulin có thể dẫn đến phát triển của bệnh tiểu đường type2.
Giá trị của chỉ số glycemic là cách để xếp hạng tiềm năng tăng glucose của Carbohydrate trong các thực phẩm khác nhau.
Thực phẩm làm từ hạt toàn phần thường có giá trị chỉ số glycemic thấp hơn so với các thực phẩm làm từ các hạt tinh chế. Thay thế thực phẩm hạt toàn phần cho thực phẩm từ hạt tinh chế làm giảm chỉ số dung nạp glycemic của thức ăn, điều đó các tác dụng làm giảm rủi ro của bệnh tiểu đường type2 và cải thiện, kiểm soát đường huyết ở những người bệnh tiểu đường.
Do vậy thay thế thực phẩm hạt toàn phần có chỉ số glycemic thấp cho những thực phẩm từ hạt tinh chế có chỉ số glycemic cao hơn có thể làm giảm quan trọng rủi ro của việc phát triển bệnh tiểu đường type2.
|