Phòng chống bệnh máu nhiễm mỡ |
![]() |
Nguồn: American Journal of Clinical Nutrition, Vol. 81, No. 1, 55-63, January 2005 Tạp chí "American Journal of Clinical Nutrition" là một trong những tạp chí khoa học hàng đầu tại Hoa Kỳ về lĩnh vực dinh dưỡng trong phòng và điều trị bệnh. Tạp chí thường đăng các công trình nghiên cứu lâm sàng về mối quan hệ giữa các bệnh như ung thư, tiểu đường, mỡ máu, tim mạch và chế độ dinh dưỡng. ORIGINAL RESEARCH COMMUNICATIONWhole-grain intake and the prevalence of hypertriglyceridemic waist phenotype in Tehranian adults1 From the Endocrine Research Center, Shaheed Beheshti University of Medical Sciences, Tehran, Iran Mục đích: Nhằm đánh giá sự liên quan giữa sử dụng hạt toàn phần và số đông người trưởng thành bị hypertriglyceridemic waist phenotype (HW- nhiễm mỡ cao trong máu) ở Tehran, Iran Xác định lượng hạt toàn phần tiêu thụ, nồng độ mỡ trong máu (HW) và vòng bụng(WC) với số lượng đối tượng là 827 người (357 nam, 470 nữ) tuổi từ 18-74, HW ≥ 150mg/dl, WC ≥ 80cm (nam), ≥ 79cm (nữ) Kết quả: Lượng tiêu thụ hạt toàn phần và hạt tinh chế trung bình là 93±29 và 210±57gam/ngày Đối tượng trong nhóm sử dụng lượng hạt toàn phần cao nhất có tỉ lệ mắc HW thấp hơn nhiều(27%, P<0,05) so với những đối tượng có lượng sử dụng hạt toàn phần thấp nhất (44%, p<0.05) Sau khi điều chỉnh và kiểm soát các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến kết quả thì nhận thấy xu hướng giảm rõ rệt mức độ rủi ro giữa các nhóm đối tượng sử dụng lượng hạt toàn phần từ thấp đến cao (tỉ lệ giữa các nhóm là 1; 0,95; 0,9 và 0,78) Trong khi đó, lượng tiêu thụ hạt tinh chế cao thì có liên hệ với tỉ lệ tăng mức độ rủi ro là 1; 1,38; 1,65 và 2,1 theo các nhóm. Kết luận: Lượng hạt toàn phần được sử dụng có mối quan hệ tỉ lệ nghịch với rủi ro của bệnh máu nhiễm mỡ. Lượng hạt tinh chế sử dụng có mối quan hệ thuận với rủi ro của bệnh ![]() |