Mở những cánh cửa cho công nghiệp mới
Tác giả: Dr. Amt M.Halae, MD. Kaha
Những kim cương bị chon vùi và bị quên lãng ở những xa mạc, những núi non hàng ngàn năm nay được moi lên, đánh bóng và tỏa sáng mãi mãi.
Màng gạo lứt Ai Cập có thể là kim cương.
Ai cập là nước sản xuất lúa gạo lớn nhất vùng cận đông với 6.000.000 ha chủ yếu ở châu thổ song Nin, Năng suất lúa vào loại cao nhất thế giới (9,1 tấn/ha năm 2011) làm cho Ai Cập trở thành nước sản xuất lúa gạo chủ yếu. Ở Ai Cập năm 2004 trên 800.000 tấn tinh chất gạo lứt thu thập từ quá trình xay xát gạo và được làm thức ăn gia súc, gia cầm và cho mỹ phẩm. Ngoài ra nó còn dùng để chiết tách Vitamin B. Phần lớn trong số này vẫn bị vứt bỏ, trở thành ít giá trị, mặc dầu nó chứa hàm lượng cao các chất hoạt động sinh học có lợi để cải thiện sức khỏe con người.
Lúa gạo là biểu tượng của cuộc sống sung túc và tốt đẹp trên thế giới, hang ngàn năm nay nó là nguồn dinh dưỡng lớn nhất cho con người, rất nhiều huyền bí xung quanh sức mạnh về dinh dưỡng của màng gạo lức nay đang trở lên sang tỏ. Một số người gọi lớp màng của gạo lức (nằm giữ phần nội nhũ và phôi) là những dinh dưỡng cần thiết, thiết yếu nhất của nhân loại, đó là chưa kể đến lợi ích sức khỏe của các Vitamin, các muối khoáng và các chất kháng Oxy hóa chống lại bệnh mới được phát hiện.
Trong quá trình xay xát chỉ vài giờ sau khi tách khỏi hạt gạo lớp màng gạo lức bị ôi khét, không thể ăn được và không thể làm thức ăn cho người. Bởi vì lớp màng của gạo lức chứa chất xúc tác sinh học gọi là lipase nó làm cho gạo trở lên ôi khét trong vài giờ. Màng gạo lức thường được tách ra và vứt bỏ được gọi là cám. Nỗ lực kéo dài tuổi thọ của màng gạo lức đã không thành công trong suốt 50 năm nay. Mọi nước trồng lúa trên thế giới đều nghiên cứu tìm ra cách diệt quá trình phân hủy của màng gạo lứt kéo dài tuổi thọ của nó nhưng đều không thành công.
|