Hạt toàn phần làm tăng khả năng kháng bệnh |
![]() |
Hạt toàn phần làm tăng khả năng kháng bệnh Một nghiên cứu mới đây của Viện Dinh dưỡng cho thấy, ăn hạt toàn phần (hạt ngũ cốc đã được bỏ vỏ nhưng chưa qua công đoạn xay xát) có thể kiểm soát glucoza trong máu tốt, giảm nguy cơ ung thư. ![]() Theo tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng, nhóm nghiên cứu đang hoàn thiện báo cáo cuối cùng sẽ công bố trong ba tháng nữa, theo đó sẽ đưa ra những khuyến nghị về việc sử dụng loại hạt này trong việc cung cấp dinh dưỡng và hỗ trợ điều trị bệnh. Có đủ chất khoáng, vitamin và chất xơTrường hợp bà Trịnh Thị Thanh, Chủ nhiệm Câu lạc bộ khiêu vũ dưỡng sinh Đống Đa, Hà Nội là một trong nhiều ví dụ có thể kể về lợi ích của hạt toàn phần. Năm 2001, khi biết mình bị bệnh tiểu đường với nồng độ đường trong máu 18mmol/lít, thấy có một bài viết của một nhà nghiên cứu người Nhật Bản về việc ăn gạo lứt, muối mè (vừng đen) có thể hỗ trợ chữa được nhiều bệnh mạn tính, bà đã thực hành thử. Ban đầu thì ăn ít, sau tăng dần cùng với những hỗ trợ của thuốc đông y, tập luyện thể dục, khiêu vũ để chữa bệnh. Trong hai năm liền, cố gắng của bà đã cho kết quả, lượng đường trong máu giảm xuống còn 6mmol/lít. Các hạt ngũ cốc nói chung và thóc nói riêng ngoài vỏ ra, còn có ba phần chính: lớp cám, phôi và nội nhũ. Trong lớp cám và phôi lại chiếm tới 65% các chất có giá trị nhất về mặt dinh dưỡng, còn trong nội nhũ chỉ chiếm 35% giá trị dinh dưỡng, chủ yếu là các chất cung cấp năng lượng. Phần phôi và cám của gạo lứt là phần rất giàu các hoạt chất sinh học tự nhiên như các loại vitamin (B1, B2, B6, PP, E, acid folic, acid pantothenic, inositol, choline, biotin), các vi khoáng, chất xơ. Trong cám và phôi có khoảng 120 chất kháng ôxy hóa và hàng trăm hoạt chất hóa học tự nhiên khác có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa và trao đổi chất liên quan đến sức khỏe của con người. Phần phôi và cám gạo lứt cũng là nguồn giàu chất béo thực vật để sản xuất dầu cám gạo có giá trị dinh dưỡng cao với tỷ lệ rất cân đối giữa chất béo bão hòa và không bão hòa. Trong dầu cám gạo cũng rất giàu acid omega-3 và acid omega-6. Với những thành phần dinh dưỡng sẵn có từ gạo lứt (một loại hạt toàn phần), nhiều bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, tim mạch… sử dụng loại hạt này hỗ trợ trong quá trình điều trị đã cho kết quả tốt. Đủ cơ sở khoa họcTheo tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, xét trên góc độ khoa học dinh dưỡng, gạo lứt tốt cho mọi người vì nó cung cấp các chất xơ hòa tan. Với các bệnh nhân đái tháo đường khi ăn gạo này sẽ làm cho đường hấp thu từ từ vào máu, kiểm soát glucoza máu tốt. Đối với những bệnh nhân bị rối loạn mỡ máu, ăn thực phẩm có nhiều chất xơ sẽ giúp đào thải cholesterol trong máu rất tốt. Trong vỏ cám có các chất khoáng có thể cung cấp thêm vitamin B1, kẽm, canxi… nên gạo lứt vừa đạt về dinh dưỡng, vừa hỗ trợ được điều trị bệnh. Ăn gạo lứt, muối mè sẽ cung cấp các axit béo không no cần thiết, giúp thải các độc tố trong lòng ruột giảm nguy cơ ung thư. Còn giáo sư - tiến sĩ khoa học Lê Doãn Diên, Chủ tịch Hội Khoa học và Công nghệ Lương thực, Thực phẩm Việt Nam cho rằng: “Không chỉ những người có bệnh mà ngay cả những người bình thường cũng nên tập cho mình thói quen sử dụng loại gạo này để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể”. Theo bà Lâm, kết quả nghiên cứu đã chứng minh được khả năng kiểm soát glucoza trong máu tốt của gạo lứt, ngoài ra phân tích thành phần dinh dưỡng của loại hạt này cũng cho thấy chúng thực sự tốt cho sức khỏe con người nên Viện sẽ có khuyến cáo sử dụng. Ngoài ra, các nghiên cứu tiếp theo liên quan đến các loại hạt toàn phần cũng sẽ được chú trọng.
Bích Ngọc Bài viết liên quan: Extra-Fo: Siêu thực phẩm của thiên niên kỷ mới Đặc điểm và công dụng của thực phẩm Extra-Fo Làm đẹp da hiệu quả và an toàn Người mập-da xấu nên ăn Gạo lứt Thông tin chi tiết về sản phẩm Extra-Fo Thành phần vi chất "siêu có lợi" cho con người có trong Gạo lứt Vai trò hạt toàn phần đối với sức khỏe con người Giới thiệu chung về hạt toàn phần Giải pháp hoàn hảo để sử dụng hạt toàn phần Hạt toàn phần làm tăng khả năng kháng bệnh ![]() |